Nội dung môn học

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VỀ PCCC, CNCH PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 

Thời gian gần đây, tình trạng cháy xe ô tô, xe máy đang tham gia thông trên đường hoặc đậu đỗ tại nhà liên tiếp xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người tài sản, gây hoang mang trong cộng đồng dân cư, vì vậy ngày 26/10/2015 Bộ Công an đã ban hành thông tư số 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 


Hình ảnh cháy xe minh họa 

Theo quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên, xe rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ nằm trong danh mục bắt buộc phải trang bị phương tiện PCCC.Ngoài ra ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dùng để vận chuyển hàng và chất nguy hiểm về cháy nổ còn phải trang bị thêm các dụng cụ phương tiện phá dỡ chuyên dụng, đèn pin chuyên dụng, găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc để phục vụ chữa cháy và cứu người bị nạn. 

Căn cứ theo danh mục thiết bị PCCC, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg. 

Bình cứu hỏa nên để gần vị trí người lái xe 

Đồng thời ngày 31/12/2015 bộ Công an đã ban hành Kế hoạch số 308/KH-BCA-C66 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 57/2015/TT-BCA Hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông đường bộ. Cũng theo qui định tại Thông tư này Bộ Công an giao Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm kiểm tra, xử lý. 

Việc xử lý theo Nghị định số 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính 61 trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, PCCC. Cụ thể, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000. 

CHUYÊN ĐỀ 

Tình hình cháy, nổ nói chung, trong đó có cháy nổ phương tiện giao thông diễn biến phức tạp. Thông tin tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống cháy nổ ngày 14/03/2017 vừa qua, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, trong hơn hai tháng vừa qua, số vụ cháy gia tăng bằng khoảng 1/3 tổng số vụ năm 2016 Về tình hình cháy nổ phương tiện giao thông đường bộ, theo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công An, trong 6 tháng cuối năm 2016 đã xảy ra 20 vụ cháy nổ xe máy, 125 vụ cháy nổ xe cơ giới và xe máy chuyên dùng. 

Từ 01/01/2017 đến 20/02/2017 đã xảy ra 4 vụ cháy xe máy, 33 vụ cháy nổ xe ô tô. Trong 33 vụ cháy nổ xe ô tô qua gần 02 tháng đầu năm 2017, Cảnh sát PCCC &CNCH đã xác định được 9 vụ, trong đó 5/9 vụ do sự cố hệ thống điện, 2/9 vụ do tai nạn giao thông và 2/9 vụ do sơ xuất sử dụng lửa Trong thời gian vừa qua vẫn xảy ra một số vụ cháy tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phụ trách địa bàn tỉnh Quảng Ninh siết chặt việc kiểm tra về phòng chống cháy đối với tàu khách và tàu dầu. Trong thời gian tới, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, thảm khảo các quy định mới của nước ngoài về hệ thống điện, bếp ga và vật liệu sử dụng cho phương tiện thủy nội địa để đưa ra các quy định phù hợp về an toàn kỹ thuật, nhằm hạn chế tối đa các vấn đề liên quan đến phòng chống cháy, nổ trên phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là các phương tiện chở khách và chở khách du lịch. 

“Từ trước đến nay, vấn đề về an toàn phòng chống cháy nổ đối với phương tiện thủy nội địa luôn được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ cháy phương tiện thủy nội địa. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy tàu xảy ra là do thuyền viên không cẩn thận trong quá trình sử dụng bếp ga để nấu ăn; do thuyền viên và hành khách hút thuốc không đúng quy định; 

do chập điện, do sạc điện thoại, do bục ống dẫn dầu cấp cho máy chính và một số nguyên nhân khác”, ông Trần Kỳ Hình cho biết Xuất phát từ tình hình đó, các cơ quan chức năng đã liên tục có những biện pháp nhằm tăng cường an toàn trong phòng chống và chữa cháy, nổ đó là việc ban hành và triển khai thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống cháy và chữa cháy như Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy: 

Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện; 

Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Thực hiện quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 79/CP nêu trên, trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 09-2015/BGTVT của Bộ GTVT quy định xe chở người từ 16 chỗ trở lên phải trang bị bình cứu hỏa và từ 17 chỗ trở lên phải có đủ cửa thoát hiểm và búa phá cửa sự cố…  

CHUYÊN ĐỀ 

Sự bất cẩn, thiếu an toàn trong quá trình sửa chữa hoặc do điều kiện thời tiết… là những nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ trong các gara ô tô tư nhân. Bên cạnh đó, không ít gara tự ý cơi nới, mở rộng mà không thông qua các cơ quan Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ nên không được thẩm duyệt, nghiệm thu, hướng dẫn những giải pháp an toàn… 

Mới đây, một vụ cháy gara ô tô đối diện trường THCS Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến nhiều xe ô tô chưa kịp di tản bị cháy rụi. Toàn bộ kho đồ nội thất cũng bị lửa thiêu. Phần khung, mái che của khu xưởng đổ sập… 

Vụ cháy này thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ô tô tư nhân. Không chỉ TP. Hà Nội, nhiều tỉnh, thành khác cũng không ít gara bị cháy, nổ. Điển hình, ngày 26/3/2019, một vụ cháy xảy ra tại gara ôtô Auto Bình Dương (thị xã Thuận An, Bình Dương) khiến 4 chiếc xe ô tô con và 1 xe giường nằm bị thiêu rụi, vụ cháy còn khiến tầng trệt của nhà dân bên cạnh bị cháy gây hư hỏng nhiều đồ đạc. Một gara ô tô Bình Dương bị cháy lớn, gây thiệt hại nặng nề hồi cuối tháng 3/2019. 

Ngày 22/9/2017, một vụ cháy khác cũng xảy ra tại gara ôtô Huấn Thành trên đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản bị thiêu rụi. Theo quan sát thực tế, các gara ô tô tư nhân vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về cháy nổ. Bởi, nhiều gara ô tô tư nhân chỉ được quây tôn tạm bợ, nhếch nhác và thiếu phương tiện PCCC. Đường dây điện không đảm bảo, tự ý câu nối, không có thiết kế, hay trong quá trình sử dụng hệ thống dây dẫn nguồn điện bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, quá tải không đảm bảo an toàn, gây chập cháy… 

Nhiều người chi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để mua một chiếc xe ô tô và khi đưa vào gara bảo dưỡng, sửa chữa, không mấy ai quan tâm đến công tác PCCC tại gara đó liệu có đảm bảo để bảo vệ tài sản của mình hay không. Và, thực tế đã có nhiều vụ cháy nổ xảy ra, gây thiệt hại lớn. Vậy, nguyên nhân cháy nổ xuất phát từ đâu? Lực lượng PCCC đã chỉ ra những nguy hiểm cháy, nổ tại các gara ô tô như sau: Chập điện: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vụ cháy nổ, thậm chí có thương vong về người và của cải khá cao. 

Tuy được đào tạo bài bản về an toàn điện, cách thức thao tác để tránh xảy ra sự cố về điện nhưng chỉ một phút lơ đễnh là người thợ sửa xe hoặc chính bản thân chủ xe phải trả giá. Hầu hết có thể kể đến nguyên nhân chập điện là do sạc bình ắc quy, mối hàn hoặc cắt các chi tiết, quá trình đấu dây cho hệ thống điện trên xe và cả lý do quên ngắt điện khi không có mặt tại khu vực sửa chữa. 

Nhiên liệu dễ bắt lửa: Rò rỉ xăng dầu, bảo quản hoá chất chưa đúng quy cách, một số vật dụng dễ bắt lửa như mút xốp hay giấy nhám không kiểm soát… có thể tạo một cơn hoả hoạn ngoài sức tưởng tượng ngay tại garage của bạn. Một số khuyến cáo về việc đóng khoá xăng hoặc xác lập đặt nguồn nhiên liệu dễ cháy 64 nổ ở khu vực riêng; đồng thời kiểm soát nguồn nhập, tránh dùng những loại nhiên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng. 

Các chất phụ gia, hoá chất chuyên dụng nên chứa trong các bồn, thùng đặc biệt; khi sử dụng cần lấy vừa đủ liều lượng kèm theo bình chữa cháy dung tích lớn phù hợp ở gần các bồn chứa. 

Điều kiện thời tiết: Thời tiết vào những ngày nắng nóng thường có nhiệt độ cao, việc để những vật dụng hay hoá chấp tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn cũng có thể tạo ra chất xúc tác đủ mạnh để gây nổ hoặc bùng cháy dữ dội ngoài tầm kiểm soát. Ngoài sử dụng mái che cách nhiệt trong khu garage, các chủ xe cũng phải thực hiện che đậy các chất có nguy cơ gây cháy hoặc không nên tạo ra nhiều ma sát gần khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất có thể gây hoả hoạn. 

Do bình gas (khí): Áp suất trong bình gas thường được nạp tới mức giới hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lý do thường là hay quên hoặc chủ quan mà khí nén trong bình gas có thể đạt quá mức, đồng thời các van đóng mở không đúng quy cách sẽ dẫn đến hiện tượng tràn hơi gas, không may tiếp xúc với nguồn nhiệt cao tạo ra cháy nổ ngoài ý muốn. Khu vực dễ xảy ra hoả hoạn: 

Vị trí của garage thường gần khu đông dân cư, hoặc cơ sở hạ tầng của garage đang dần xuống cấp có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ không nhỏ. Không gian xung quanh garage cần phải rộng thoáng, cũng như được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy cách và đặc biệt là đội ngũ nhân viên, các chủ xe phải nắm rõ những nguyên tắc an toàn cháy nổ để kịp thời xử lý. 

Bên cạnh đó, những nguyên nhân như động cơ xe tự bốc cháy, lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc một số tình huống khách quan khác cũng có thể mang nguy cơ cháy nổ cao đối với các gara ô tô. 65 Cách phòng chống nguy cơ cháy xe ôtô, đặc biệt trong những ngày nắng nóng QUÝ AN - Thứ sáu, 19/05/2023 15:37 (GMT+7) Giữa cao điểm của mùa hè, nguy cơ cháy xe ôtô ngày càng gia tăng. 

Hà Nội liên tiếp xảy 2 vụ cháy ô tô trong cùng một ngày. Trong khi đó, thời gian qua, trên địa bàn cả nước cũng xảy ra hiện tượng xe ôtô bốc cháy khi vừa mới khởi động, có xe bốc cháy khi đang di chuyển trên đường, có xe bốc cháy khi vừa dừng lại hoặc để trong nhà, dừng đỗ ở nơi công cộng... Hiện tượng này rất đa dạng, phức tạp vì các phương tiện gặp sự cố bao gồm cả xe cũ lẫn xe mới sử dụng. 

Trong hai vụ cháy xe ôtô vào trưa ngày 17.5, tại quận Đống Đa và Ba Đình (Hà Nội), một vụ được xác định nguyên nhân do chập điện. Theo đó, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo cho người dân người dân về các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi xảy ra cháy xe ôtô, xe máy trong bối cảnh thời tiết nắng nóng gay gắt liên tục những ngày qua. 

Vụ cháy xe ôtô trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) vào chiều ngày 17.5.2023. Ảnh: Bộ Công an Cụ thể, để bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, Bộ Công an khuyến cáo người sử dụng phương tiện không lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện khác như thiết bị bảo vệ, còi, đèn… hoặc nếu lắp thêm phải bảo đảm an toàn, không bị quá tải về điện. Bên cạnh đó, cần tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và chỉ thực hiện ở những nơi uy tín, chất lượng; thường xuyên chủ động kiểm tra để kịp thời phát hiện dấu hiệu khác thường (khó nổ máy, có hơi xăng, có tiếng kêu, nhiệt độ của máy cao, có mùi khét). Khi để xe trong nhà, nơi trông giữ xe phải tắt khóa điện, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt. 

Mặt khác, chủ phương tiện nên sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, chất lượng quy định; không mua xăng, dầu ở các điểm bán không được phép kinh doanh; không để các chất dễ cháy, dễ bắt cháy trong xe, dưới yên xe, trong khoang động cơ. 

Chủ các phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên cần tự trang bị các bình chữa cháy phù hợp. Về vấn đề cháy nổ xe ôtô, theo kỹ sư Lê Văn Tạch, đám cháy thường xuất phát từ hệ thống điện trên xe không đảm bảo an toàn. Nguyên nhân có thể do bị chuột cắn, do đấu nối thêm không đảm bảo, hoặc cũng có thể có bu lông tiếp mát không được vặn đủ lực. 

Trên mỗi xe ôtô có hàng trăm vị trí siết lực quan trọng mà đôi khi chỉ một trong số đó không đúng tiêu chuẩn có thể gây ra tác hại rất nghiêm trọng. Một số chuyên gia cho biết, một trong số lý do gây hoả hoạn bắt nguồn từ nhiều lái xe giữ thói quen hút thuốc trên ôtô. 

Khi đó, tàn thuốc có thể bay vào những phần dễ cháy, làm tăng rủi ro cháy nổ. Một thói quen khác cũng có khả năng làm tăng nguy cơ cháy nổ. Ngoài bật lửa, những những vật dụng tưởng như vô hại như lọ nước hoa, bình xịt thơm cũng có khả năng phát nổ nếu nhiệt độ ngoài trời nắng nóng. Trong những ngày mùa hè, nhu cầu đi chơi xa tăng cao. Điều này có nghĩa, chiếc xe phải liên tục hứng chịu nắng mặt trời và nhiệt độ từ mặt đường hắt lên, cộng với nhiệt lượng tỏa ra khi vận hành xe. 

Sau khi di chuyển quãng đường khoảng 100km, nên cho xe nghỉ tầm 15-20 phút để làm giảm nhiệt độ khoang xe. Nên đỗ xe vào bóng mát. Lúc khởi động xe, chủ phương tiện nên kiểm tra kỹ nước làm mát. Khi phát hiện xe bốc khói, không được mở nắp capo vìsẽ tiếp thêm ôxy cho ngọn lửa cháy lớn hơn nếu chưa chuẩn bị đầy đủ thiết bị chống cháy.

Rating
0 0 00:00/00:00

Hiện tại không có cảm nhận.

to be the first to leave a comment.