Course content

CHƯƠNG II

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÁI XE Ô TÔ

 

2.1.  ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LÁI XE Ô TÔ

2.1.1.   Là loại hình hoạt động đặc thù và vinh hạnh

Mọi người đều cần đi đến nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, đến các cơ sở y tế, trường học.v.v…để thực hiện các hoạt động của đời sống hàng ngày, họ đều có nhu cầu tham gia giao thông dưới hình thức đi bộ, sử dụng các phương tiên giao thông thô sơ, phương tiện giao thông cơ giới hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Trong bối cảnh đó, được tự lái xe ô tô hiện đại, có tốc độ cao để phục vụ nhu cầu đi lại của riêng mình hoặc hành nghề chuyên nghiệp, đi đến mọi miền đất nước, giao tiếp rộng rãi với hành khách đi xe, với các tầng lớp dân cư, tiếp xúc với nhiều cảnh quan, phong tục tập quán khác nhau, tiếp thu nhiều thông tin mới, làm cho cuộc sống trở nên phong phú và có kiến thức hơn. Hoạt động này có đặc thù riêng, được thừa hưởng những thành tựu về khoa học công nghệ, sức sáng tạo của loài người và là một vinh hạnh trong mọi hoạt động của cuộc sống.

2.1.2.   Là loại hình hoạt động độc lập, khó khăn và có tính nguy hiểm cao

Lái xe ô tô là loại hình hoạt động lao động trực tiếp, độc lập, có năng lực vận động tổng hợp của tay, chân, thị giác, thính giác v.v…và các yếu tố tâm lý xã hội khi xử lý tình huống. Hoạt động của người lái xe ô tô diễn ra chủ yếu trong lúc điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Trong quá trình lái xe họ còn bị ảnh hưởng của môi trường giao thông như: Ánh sáng, màu sắc, tiếng ồn, nhiệt độ, khói, bụi và độ rung do điều kiện mặt đường, với mức độ tác động lớn hơn các loại hình hoạt động khác.

Lái xe ô tô là công việc lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (mưa gió, sương mù, bùn lầy, trơn trượt, nắng nóng, ẩm ướt, v.v…), không kể ngày đêm, các vùng khí hậu, cả trên tuyến đường vắng vẻ, heo hút, cheo leo, đến nơi mật độ giao thông đông đúc tại đô thị.

Lái xe ô tô thực sự là công việc lao động nặng nhọc, lưu động, căng thẳng, thường xuyên phải quan sát và thực hiện các thao tác chính xác. Không những phải có kỹ năng thuần thục, mà còn phải có đầu óc luôn tỉnh táo, phán đoán và đánh giá sớm mọi tình huống, xử lý hợp lý, kịp thời. Nếu chỉ lơ là, không tập trung hoặc chậm xử lý một chút là có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội.

Người lái xe ô tô phải có sức khỏe tốt, để bảo đảm lái xe an toàn trong bất kỳ tình huống nào.


2.1.3.    Lái xe ô tô là loại hình lao động kỹ thuật nguy hiểm, liên quan đến sinh mạng con người.

Lái xe ô tô không chỉ là thực hiện các thao tác đơn thuần mà có thể gọi là thực hiện nhuần nhuyễn một tổ hợp các thao tác kỹ thuật và có hệ thống, theo từng giai đoạn để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, phán đoán, đánh giá và xử lý đúng mọi tình huống, tiến tới quyết định các thao tác chính xác, hợp lý, kịp thời để không xảy ra tai nạn nguy hiểm .

Lái xe ô tô là loại hình lao động kỹ thuật nguy hiểm, liên quan đến sinh mạng con người. Vì vậy, lái xe ô tô cần phải có tính nhẫn nại, rèn luyện từng bước, từ kỹ thuật cơ bản đến “Ứng dụng”; phải có lòng kiên trì. Cần phải loại bỏ tính nóng vội, lúc nào cũng phải đề cao chữ “Nhẫn”. Quyết tâm rèn luyện trở thành người lái xe an toàn, tôn trọng những người tham gia giao thông khác, không bao giờ gây ra tai nạn.

2.1.4.   Lái xe ô tô là loại hình hoạt động tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB), mỗi năm thế giới có 1,27 triệu người chết và khoảng 50 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ.

Tại Mỹ, năm 2015 Số người Mỹ tử vong vì tai nạn giao thông là 35.200 người tăng 7,7 phần trăm so với năm trước.

Tại Trung Quốc, năm 2015 Tổ chức Y tế thế giới cho biết, mỗi năm, ít nhất

200.000 người đã chết vì tai nạn giao thông.

Theo dữ liệu thống kê trong Báo cáo An toàn Giao thông toàn cầu năm 2015 của WHO, các quốc gia Châu Âu có tỷ lệ tử vong thấp nhất nhất, trong khi tỉ lệ này lại cao nhất ở các quốc gia Châu Phi. Cũng theo số liệu này, Việt Nam có tỉ lệ tử vong ước tính là 24,5/100,000 người (ngang với Mauritania), đứng thứ 138/179 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ này của Việt Nam cao thứ hai sau Thái Lan (36,2/100,000).


Tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông tại các quốc gia Đông Nam Á


Tỷ lệ tử vong trên 100,000 người

Tại Việt Nam theo thống kê của Cục cảnh sát giao thông năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ, làm chết 8.727 người, bị thương 21.069 người.

Qua thống kê, phân tích tổng số các vụ TNGT xảy ra trong năm 2015 cho thấy các lỗi vi phạm TTATGT chủ yếu dẫn đến TNGT là: đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy quá tốc độ (9%), chuyển hướng không đúng quy định (9%), ngoài ra các lỗi không nhường đường, vượt xe, sử dụng rượu bia chiếm tỉ lệ đáng kể.


Nhìn chung, tình hình tai nạn giao thông đường bộ của các nước trên thế giới diễn ra theo chiều hướng ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Hai cơ quan Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo, nếu chính phủ các nước không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người.

Đây là thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, đòi hỏi mỗi quốc gia phải đưa ra những hành động thiết thực, phù hợp để giảm thiểu những thiệt hại và tác động của nó đối với nền kinh tế, đối với cả xã hội.

Từ việc đúc kết kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để cải thiện tình hình trật tự an toàn giao thông, đặc biệt nhằm giảm số vụ TNGT, ngoài thực hiện các chính sách pháp luật nêu trên các nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền luật giao thông đường bộ, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông - yếu tố nhận thức của con người luôn được đặt lên hàng đầu; cần đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với chiến lược, tầm nhìn lâu dài, đặc biệt quan tâm đến vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động giao thông, như xây dựng hệ thống giao thông thông minh ITS (lntelligent Transport System).

Qua đây, người lái xe cần phải nhận biết “Lái xe là loại hình hoạt động lao động kỹ thuật quyết định sinh mạng con người” và “Là loại hình hoạt động có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nhiều tai nạn giao thông đường bộ”. Chính vì vậy người lái xe phải quyết tâm thực hiện đúng qui định của pháp luật về giao thông và quyết tâm rèn luyện thành người lái xe an toàn.

2.1.6.   Những điểm cơ bản giúp bạn lái xe an toàn

a)   Lái xe ở thế phòng vệ, chủ động tránh tai nạn, sẵn sàng ứng phó với các tình huống nguy hiểm;

b)   Tập trung khi lái xe;

c)    Chấp hành chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ và Luật Giao thông đường bộ;

d)   Hòa nhã với mọi người, đề cao chữ “Nhẫn”;

đ) Chủ động thông báo trước ý định điều khiển xe của mình cho người cùng tham gia giao thông biết;

e)    Tỉnh táo đề phòng. Mặc dù bạn nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ nhưng vẫn phải nhận thức được sự không chấp hành của người khác, những tình huống nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra;

g)   Phải ý thức được rằng bạn đang dùng chung đường với người khác (người đi i bộ, người đi xe đạp hay người đang điều khiển phương tiện cơ giới khác);

h)   Tránh tình trạng nhìn chăm chú vào một người, một vật, một vị trí quá 1/4

giây;

i)   Quan sát phát hiện có phương tiện đang đến gần, từ trong ngõ, từ nơi đỗ xe, ở

nơi buôn bán sầm uất;

k)   Luôn dành đủ thời gian và khoảng trống cho chính mình để thực hiện an toàn những gì cần thực hiện. Không được bám quá sát đằng sau xe khác;

l)   Hãy thận trọng hơn và hãy tăng khoảng cách với các xe khác, đặc biệt là về đêm, khi thời tiết xấu, vào giờ cao điểm, khi định đổi làn đường và tiến gần vào nơi đường giao nhau;

m)   Không lái xe trong trạng thái mệt mỏi, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác;

n)   Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển và chỉ dẫn của người điều khiển giao

thông.

Cùng với 13 điểm cơ bản giúp bạn lái xe an toàn, cần phải có hai yếu tố quan trọng là :

-   Có kiến thức kỹ thuật cao, kể cả kỹ thuật lái xe “Tự vệ”, biết kiềm chế mình trong dòng lưu thông, có sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái;

-   Có khả năng phán đoán và đánh giá tình huống, xử lý kịp thời và thao tác hợp lý.

Ngoài ra, cần phải chấp hành 3 nguyên tắc :

-   Đường giao thông không phải là đường đua, do đó không được phóng nhanh, vượt ẩu;

-   Không tự cô lập mình, hãy báo hiệu cho lái xe khác về ý định của mình khi chuẩn bị chuyển hướng, vượt, đỗ xe;

-  Luôn biết mình đang làm gì và làm thật tốt.


Rating
0 0

There are no comments for now.

to be the first to leave a comment.