-
Uncategorized
-
I/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHÁY NỔ, SỰ CỐ TAI NẠN PHƯƠNG TIỆN TRONG NƯỚC VÀ ĐỊA BÀN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
-
II. KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG PCCC, CỨU NẠN CỨU HỘ.
-
III. Tính chất cháy nổ và sự nguy hiểm của các chấy cháy nổ thường gặp như xăng, dầu, khí hóa lỏng,….
-
IV. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ
-
V. Các chất thường được sử dụng để chữa cháy.
-
VI. Quy trình chữa cháy tại một vụ cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn cứu hộ vụ cháy và tai nạn phương tiện cơ giới đường bộ
-
VII. Hướng dẫn cách sử dụng, cách kiểm tra, bảo quản các phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn đơn giản thường được các doanh nghiệp và cơ sở trang bị
II. KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG PCCC, CỨU NẠN CỨU HỘ.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng cháy và chữa cháy. Một số Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Phương tiện cơ giới đường bộ và hoạt động vận tải bằng phương tiện cơ giới đường bộ:
- Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Nghị định 136/2020/NĐ- CP ngày 24/11/2020 Hướng dẫn thi hành Luật PCCC
- Nghị định số 83/2017/NĐ- CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác Cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC.
- Nghị định 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung Luật PCCC và Nghị định số 83/2017/NĐ- CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác Cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC.
- Chỉ thị số 01/CT – TTg ngày ngày 03/01/2023 của Thủ tướng chính phủ về xử lý ứng phó các sự cố tai nạn.
1.1 Nguyên tắc hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
a. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (PCCC cháy là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn; phải tổ chức phát động thành phong trào để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong mọi hoạt động PCCC, …).
b. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra (Trong hoạt động PCCC, công tác phòng ngừa phải đi trước, phải tổ chức công tác phòng ngừa cháy, nổ triệt để, hiệu quả để làm giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra; trong công tác phòng ngừa đã bao hàm ý nghĩa chuẩn bị các điều kiện cho công tác chữa cháy và chống cháy lan; xác định công tác phòng ngừa là chính nhưng không vì thế mà coi nhẹ công tác chữa cháy, do vậy phải chuẩn bị sẵn sàng để chữa cháy kịp thời và có hiệu quả).
c. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả (để chữa cháy có hiệu quả cần phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về lực lượng, phương tiện và việc tổ chức phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng chữa cháy. Phải chú trọng công tác tổ chức huấn luyện, thực tập các phương án chữa cháy thích hợp với từng loại phương tiện).
d. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ (thông thường khi đám cháy mới xảy ra thường là cháy nhỏ, nếu được phát hiện kịp thời và có lực lượng, phương tiện tại chỗ thì việc dập tắt đám cháy rất nhanh và đơn giản, nhưng nếu không phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời thì đám cháy sẽ phát triển lớn, việc tổ chức chữa cháy rất khó khăn, phức tạp và dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng. Phải được tổ chức chặt chẽ, huấn luyện kỹ để có đủ khả năng làm tốt công tác phòng ngừa và tổ chức sẵn sàng chữa cháy tại chỗ kịp thời và có hiệu quả. Các chủ phương tiện cần trang bị các trang thiết bị chữa cháy, CNCH trên xe;…)
There are no comments for now.
Share This Content
Share Link
Share on Social Media
Share by Email
Please login to share this Document by email.