5/ Các chất thường được sử dụng để chữa cháy.
5.1. Phân nhóm các phương pháp dập tắt đám cháy Nước, bọt, bột và khí không cháy. Khi các chất chữa cháy này phun vào vùng cháy chúng sẽ tác động tới quá trình cháy theo các cơ chế khác nhau làm cho quá trình cháy không diễn ra được nữa.
Các phương pháp dập tắt đám cháy thành bốn nhóm cơ bản sau:
- Nhóm các phương pháp làm lạnh; - Nhóm các phương pháp cách ly;
- Nhóm các phương pháp giảm nồng độ chất cháy;
- Nhóm các phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học các phản ứng cháy Ngoài cách phân nhóm các phương pháp dập cháy theo cơ chế dập cháy, ta còn có thể phân chia các phương pháp dập cháy theo biện pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy. Việc phân chia theo cách này là dựa trên khả năng chiến thuật của lực lượng phương tiện chữa cháy; quy mô đám cháy; cách bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy và dạng chất chữa cháy được sử dụng để dập tắt đám cháy. Theo biện pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy ta có thể phân chia các biện pháp dập tắt đám cháy như sau:
- Biện pháp dập tắt đám cháy theo diện tích;
- Biện pháp dập tắt đám cháy theo chu vi; - Biện pháp dập tắt đám cháy theo mặt lửa; - Biện pháp dập tắt đám cháy theo thể tích.
5.1.1. Nhóm phương pháp làm lạnh
- Các phương pháp làm lạnh chủ yếu được áp dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn.
- Để dập tắt đám cháy bằng các phương pháp làm lạnh ta cần phải làm cho tốc độ thoát nhiệt từ vùng phản ứng cháy vào môi trường xung quanh lớn hơn tốc độ sinh nhiệt của các phản ứng cháy và tốc độ hấp thụ nhiệt của chất cháy.
- Tốc độ làm lạnh bề mặt chất cháy chủ yếu phụ thuộc bởi diện tích bề mặt của chất chữa cháy tiếp xúc với bề mặt chất cháy và hiệu số nhiệt độ giữa bề mặt chất cháy với chất chữa cháy, khả năng hấp thụ nhiệt của chất chữa cháy.
- Thực tế cho thấy chất lỏng có hệ số tiếp xúc bề mặt lớn và có khả năng hấp thụ nhiệt cao có khả năng làm lạnh tốt vì vậy có thể sử dụng nước để dập tắt các đám cháy của nhiều chất khác nhau
- Ngoài việc sử dụng nước để dập tắt đám theo phương pháp làm lạnh, người ta còn có thể sử dụng chất cácbonđiôxít ở dạng tinh thể, sử dụng để dập tắt các đám cháy rất hiệu quả.
- Các phương pháp làm lạnh được áp dụng để chữa cháy gồm :
+ Làm lạnh bằng tia nước đặc.
+ Làm lạnh bằng các tia nước phân tán. 27
+ Làm lạnh bằng cách phun sương mù.
+ Làm lạnh bằng cách xáo trộn chất cháy.
5.1.2. Nhóm phương pháp cách ly
- Bản chất của các phương pháp cách ly là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất ô xy hoá ở vùng phản ứng cháy.
- Để dập tắt đám cháy chúng ta có thể thực hiện các phương pháp cách ly không cho chất cháy hoặc chất ô xy hoá vào trong vùng cháy.
- Trong chữa cháy chúng ta có thể sử dụng phương pháp cách ly bằng các biện pháp sau: - Cách ly bằng lớp bọt chữa cháy. - Cách ly bằng lớp bột chữa cháy.
- Cách ly bằng sản phẩm nổ.
- Cách ly bằng các bộ phận ngăn cháy.
- Cách ly bằng cách tạo khoảng cách
5.1.3. Nhóm phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy (Phương pháp làm loãng vùng cháy) Để sự cháy tồn tại và duy trì thỡ nồng độ của chất cháy và chất ôxy hóa phải nằm trong khoảng giới hạn nồng độ bốc cháy.
- Bản chất là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn nồng độ bốc cháy thấp của chúng.
- Muốn giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy ta có thể thực hiện bằng cách:
Thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ô xy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ mà giảm nồng độ thành phần của chúng, đưa thêm vào vùng cháy một chất trơ. - Trong chữa cháy có thể sử dụng các phương pháp giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy sau:
- Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy bằng nước phun sương, hơi nước;
- Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy bằng khí trơ (CO2, N2…), bột;
- Làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy bằng sản phẩm khí thải từ động cơ phản lực.
5.1.4. Nhóm phương pháp kìm hãm hóa học phản ứng cháy
- Bản chất của phương pháp kìm hãm hóa học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hóa các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi.
Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này bao gồm: - Một số bột chữa cháy có chứa muối kim loại, hydroxit kim loại.
- Các chất có chữa halogen, cacbua halogen: Halon 1211, 1301, 1402, 1202.
Tuy nhiên do tác động có hại đến tầng ozon nên tổ chức môi trường thế giới
28
đã khuyến cáo hạn chế sử dụng halon trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
cũng như sử dụng làm chất dập cháy.
There are no comments for now.
Share This Content
Share Link
Share on Social Media
Share by Email
Please login to share this Document by email.