Course content

7.1. Bình chữa cháy 

7.1.1. Tầm quan trọng và phân loại bình chữa cháy 

a. Tầm quan trọng của bình chữa cháy Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của đám cháy, có thể thấy đám cháy diễn biến rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ cháy nhỏ đến cháy lớn... 

Nếu để đám cháy phát triển tự do, không có sự can thiệp của lực lượng phương tiện chữa cháy thì chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đám cháy sẽ lan trên một diện tích rộng kèm theo một lượng lớn sản phẩm cháy độc hại. Lúc này, việc chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn, thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước và nhân dân có thể sẽ rất lớn. 

Qua nghiên cứu quá trình phát triển của đám cháy, người ta nhận thấy khi đám cháy mới phát sinh, diện tích đám cháy còn nhỏ thì hoạt động chữa cháy ở giai đoạn này là hiệu quả nhất. Tại thời điểm này, các thông số của đám cháy có thể dễ dàng được khống chế và loại trừ. Việc phát hiện và chữa cháy ở giai đoạn ban đầu được thực hiện chủ yếu bởi lực lượng và phương tiện tại chỗ. Bình chữa cháy là loại phương tiện chữa cháy ban đầu, được trang bị tại chỗ, dùng để chữa các đám cháy mới phát sinh, có diện tích nhỏ. So với các loại phương tiện chữa cháy như: phuy cát, xô nước, chăn, gầu, câu liêm... thì sử dụng bình chữa cháy đem lại hiệu quả cao hơn, dập tắt được nhiều loại đám cháy hơn. Người sử dụng không cần phải được đào tạo sâu về kỹ thuật. Hiện nay, bình chữa cháy có nhiều loại được sử dụng rất phổ biến trong các nhà, công trình và các phương tiện giao thông cơ giới có nguy hiểm cháy nổ. Bình chữa cháy còn là phương tiện chữa cháy hữu hiệu đối với một số cơ sở khi chưa có đủ điều kiện để lắp đặt các hệ thống PCCC. Theo kiểu dáng, hiện nay các cơ sở trang bị phổ biến hai loại bình: Bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy xe đẩy. 

* Bình chữa cháy xách tay là thiết bị chứa đựng chất chữa cháy để phun trực tiếp vào đám cháy bằng tác động của áp suất khí bên trong, việc phun chất chữa cháy có thể được thực hiện bằng: 

- Khí đẩy nén trực tiếp trong bình (áp suất bên trong bình đựng chất chữa cháy là không đổi). 

- Hoạt động của chai khí đẩy (sự tăng áp tại thời điểm sử dụng bằng cách giải phóng khí có áp từ một chai chứa riêng có áp suất cao).

 * Bình chữa cháy xe đẩy: 

Dụng cụ chữa cháy đặt trên các bánh xe có khối lượng tổng lớn hơn 25 kg nhưng không được lớn hơn 450 kg được thiết kế để có thể vận hành và vận chuyển đến đám cháy bằng một người. Để sử dụng bình chữa cháy an toàn, đạt hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sỹ PCCC phải nắm chắc cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số kỹ thuật, tác dụng chữa cháy, ứng dụng chữa cháy, cách bảo quản, kiểm tra và sử dụng các loại bình chữa cháy. Trên cơ sở đó, biết thực hành thao tác và hướng dẫn cho người khác thực hiện theo. 

b. Phân loại bình chữa cháy 

- Theo chất chữa cháy có trong bình: 

+ Loại chất lỏng (nước + phụ gia) 

+ Loại bọt Bọt hóa học: AB Bọt hòa không khí: BB-5, BB-10, BB-100 + Loại khí: Chủ yếu là đioxitcacbon (CO2), sau đó là N2, Ar, FM, He... 

Có các loại sau: MT, CDE, MTT, OY, GS6X, TYPE... 

+ Loại bột: được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Dùng khí đẩy để đẩy chất chữa cháy (bột) ra ngoài. 

Có các loại: MF, MFZ, MFZL, MFZT, PG, LP, Angus, Tyco, Ansul-Senty... 

- Theo kiểu dáng: 

+ Bình xách tay: MF, MFZ, MT, GS6X... 

+ Bình xe đẩy: MF(Z)T 25, MF(Z)T 35, MTT25, MTT35, OY20... 

+ Bình kiểu treo: ZYW + Kiểu trang trí lọ hoa, quả địa cầu: .... 

7.1.2. Bình chữa cháy bằng bột Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình chữa cháy bằng bột do nhiều nước khác nhau sản xuất như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... 

Tuy nhiên, loại bình được trang bị phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp là các loại bình bột của Trung Quốc. a. Cấu tạo, thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc 

* Cấu tạo - Vỏ bình làm bằng thép hàn, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ. Trên vỏ bình có ghi tên, ký hiệu bình, thông số kỹ thuật, cách bảo quản, sử dụng, tên địa chỉ của hãng sản xuất. 

- Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim đồng. Bên trong có van một chiều được nén bằng lò xo, để thắng được lực đẩy của lò xo ta phải thông qua tay đòn của tay xách - cần bóp. Bình thường, giữa tay xách và cần bóp được khóa bằng một chốt hãm, đầu có kẹp chì. Cụm van gắn liền với nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột và khí sau khi sử dụng  

Rating
0 0 00:00/00:00

There are no comments for now.

to be the first to leave a comment.