2.2. Một số quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong công tác PCCC
1. Trách nhiệm chung
1.1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. (Khoản1, Điều 5, Luật PCCC).
1.2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội PCCC cơ sở… (Khoản 2, Điều 5, Luật PCCC).
1.3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình. (Khoản 3, Điều 5, Luật PCCC năm 2001 và Luật PCCC sửa đổi bổ sung năm 2013).
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; thành lập, duy trì hoạt động đội PCCC;
b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về PCCC;
c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC;
d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, sử dụng kinh phí PCCC đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về PCCC; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác về PCCC theo quy định của pháp luật.
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định…;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện,khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC; quản lý chặt chẽ, sử dụng an toàn chất dễ gây cháy
3b. Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.”
1.4. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền,
phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC thường xuyên, rộng rãi tới toàn dân.
(Khoản 1, Điều 6, Luật PCCC)
1.5. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình. (Khoản 2, Điều 6, Luật PCCC Luật PCCC năm 2001 và Luật PCCC sửa đổi bổ sung năm 2013)
1.6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật PCCC. (Điều 7, Luật PCCC)
1.7. Lực lượng Cảnh sát PCCC
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động
PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. (Khoản
4, Điều 5, Luật PCCC)
Hiện tại không có cảm nhận.
Share This Content
Chia sẻ liên kết
Share on Social Media
Chia sẻ qua email
Vui lòng đăng nhập để chia sẻ nó Tài liệu theo email.