- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy không nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào như: hướng dẫn sử dụng không rõ ràng; niêm phong hoặc bộ phận chèn bị vỡ hoặc mất; không còn đầy; bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín; kim của đồng hồ không ở vị trí nằm trong khoảng hoạt động thì phải loại bỏ.
7.1.3. Bình chữa cháy bằng Cacbon Đioxit (CO2) Ở nước ta, hiện nay sử dụng các loại bình chữa cháy bằng khí CO2 của Trung Quốc được sử dụng chủ yếu.
a. Cấu tạo, thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc
* Cấu tạo - Vỏ bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ. Trên vỏ bình có ghi tên, ký hiệu bình, thông số kỹ thuật, cách bảo quản, sử dụng, tên địa chỉ của hãng sản xuất.
- Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim đồng. Cụm van có cấu tạo kiểu van lò xo nén một chiều thường đóng, có tay xách và cần bóp. Bình thường, giữa tay xách và cần bóp được khóa bằng một chốt hãm, đầu có kẹp chì. Ở trên cụm van có van an toàn, van an toàn sẽ xả khí ra ngoài khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định
Hình . Cụm van bình chữa cháy bằng khí CO2
- Gắn với cụm van ở phía trong bình là ống xiphông bằng nhựa dùng để xả khí CO2 ra ngoài khi chữa cháy.
Loại bình này không có đồng hồ áp kế.
- Gắn với cụm van ở phía ngoài là loa phun làm bằng kim loại, nhựa hoặc cao su; kích cỡ tùy thuộc từng loại bình và thường to hơn so với bình bột chữa cháy. Loa phun được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xiphông mềm.
- Chất chữa cháy trong bình là khí CO2 được nén ở dạng lỏng. Khối lượng CO2 bên trong bình có thể biết thông qua ký hiệu trên vỏ bình,
ví dụ: MT3 là bình chữa cháy bằng khí CO2 của Trung Quốc có khối lượng khí là 3 kg.
Hình . Cấu tạo bình chữa cháy bằng khí CO2
- Hiện nay, ngoài việc sử dụng các bình chữa cháy CO2 loại xách tay ở Việt Nam còn sử dụng loại bình chữa cháy CO2 xe đẩy.
Phổ biến nhất là bình xe đẩy của Trung Quốc loại MTT.
Do có trọng lượng lớn nên bình được gắn vào một giá đẩy gồm hai bánh xe có thể di chuyển dễ dàng. Cụm van của bình có cấu tạo kiểu van vặn.
Hình . Nguyên lý làm việc của bình khí chữa cháy bằng CO2
b. Ứng dụng chữa cháy
Bình khí chữa cháy là phương tiện chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy mới phát sinh có diện tích nhỏ. Bình khí chữa cháy được ứng dụng rộng rãi để dập tắt các đám cháy chất rắn; đám cháy chất lỏng, đám cháy chất khí, đám cháy điện, các thiết bị điện có điện áp < 1000V.
Bình khí chữa cháy sử dụng hiệu quả để dập tắt các đám cháy thiết bị điện tử hay đồ vật quý vì chúng không lưu lại dấu vết trên chất cháy, do vậy không làm hư hỏng thêm đồ vật.
Bình khí chữa cháy có hiệu quả khi chữa các đám cháy trong phòng, hầm, nơi kín khuất gió; không hiệu quả khi chữa những đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí. Không dùng bình khí CO2 để dập tắt các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ. Vì CO2 sẽ bị phân hủy thành khí độc và rất dễ nổ.
Bình chữa cháy bằng CO2 có thể dập tắt được loại đám cháy:
B - Các đám cháy chất lỏng cháy được (xăng, dầu...);
C - Các đám cháy khí và hơi (metan, axetilen...);
- Đám cháy do dây dẫn có điện;
xB yA: diện tích dập tắt nhóm đám cháy tương ứng. Tương ứng với mỗi x và y, ta nhân với 0,2 để ra số m2 diện tích chữa cháy tương ứng.
c. Cách sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và kiểm tra
* Cách sử dụng
- Đưa bình đến gần đám cháy;
- Giật chốt kẹp chì;
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa (càng gần gốc lửa càng tốt);
- Bóp tay xách cần bóp;
- Đưa loa phun qua lại;
- Khi lửa yếu thì tiến lại gần, phun cho đến khi tắt hẳn thì thôi.
Những điểm cần chú ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng, tác dụng của từng loại bình để bố trí chữa các đám cháy cho phù hợp.
- Đối với từng loại đám cháy mà chọn vị trí và khoảng cách phun cho phù hợp. Khi phun phải đứng đầu hướng gió (đối với đám cháy ngoài), đứng gần cửa ra vào (đối với đám cháy trong).
- Khi bóp van phải dứt khoát, không được ngừng phun khi đám cháy chưa được dập tắt.
- Đối với các đám cháy chất lỏng cháy, phải phun bao phủ lên bề mặt, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chất lỏng cháy bắn ra ngoài có thể gây cháy lan.
- Khi phun tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách phun cho phù hợp.
- Không nên sử dụng bình để dập tắt các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng phải chọn đầu hướng gió.
- Khi phun chỉ được cầm vào vị trí tay cầm bằng nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đề phòng bị bỏng lạnh.
- Trong phòng kín, trước khi phun phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun. Nếu có mặt nạ nên sử dụng.
- Khi chữa cháy các thiết bị điện lưu phải sử dụng găng tay và ủng cách điện mặc dù CO2 không dẫn điện.
- Bình đã qua sử dụng phải để riêng tránh nhầm lẫn.
- Khi phun phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
- Đối với bình CO2 chữa cháy loại xe đẩy, tốt nhất cần hai người sử dụng.
Hình . Cách sử dụng bình chữa cháy bằng khí CO2
* Cách bảo quản, bảo dưỡng Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại. Chỉ những người có quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa bình chữa cháy. Cách bảo quản
- Để nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối và đường thoát nạn;
- Để bình đứng, ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và thiết bị sinh nhiệt (tbảoquản = (-30÷50ºC), tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu để ngoài nhà phải có mái che;
- Khi di chuyển bình tránh va đập mạnh.
- Trong quá trình bảo quản, dùng cờ - lê hoặc mỏ - lết để siết chặt khớp nối giữa ống dẫn và cụm van, nếu không khi sử phun bình, khí có thể rò rỉ qua chỗ này.
Hình . Siết chặt khớp nối giữa ống dẫn và cụm van Cách bảo dưỡng
- Các loại bình chữa cháy phải được bảo dưỡng như sau:
+ Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
+ Thử thủy lực đúng kỳ và khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt.
- Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:
+ Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa;
+ Sử dụng dấu nạp, nếu được trang bị;
+ Phải ghi thời gian tiến hành bảo dưỡng và tên, dấu hiệu nhận biết của tổ chức và cá nhân thực hiện;
+ Mỗi bình chữa cháy phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thủy lực) và phải nhận biết được người tiến hành các dịch vụ đó;
+ Nhãn ghi dịch vụ không được đặt phía trước bình chữa cháy.
- Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
* Kiểm tra
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/ lần. Nếu lượng CO2 giảm quá 1/ 4 thì nạp bù. Mùa hè cần rút ngắn thời gian kiểm tra;
- Cân và ghi trọng lượng bình để đối chiếu với trọng lượng ban đầu. Nhúng bình vào nước hoặc dung dịch xà phòng xem bình có rò rỉ không. Chú ý không 48 cho nước vào loa phun. Nếu có hao hụt phải nạp lại;
- Kiểm tra sự thông suốt của vòi phun, không để vòi phun bị gập, gãy hoặc vỡ. Nếu vòi phun bị lỏng phải xiết chặt vào cụm van;
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt yêu cầu mới được phép sử dụng;
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy: được đặt ở vị trí quy định; không bị trở ngại, dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài; hướng dẫn sử dụng rõ ràng; niêm phong hoặc bộ phận chèn không bị vỡ hoặc mất; còn đầy; không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín; nếu có đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động nằm trong khoảng hoạt động;
- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện như không đặt ở vị trí quy định; bị trở ngại, không dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình không quay ra ngoài phải có hành động chỉnh sửa ngay;
- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không
thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào như: hướng dẫn sử dụng không rõ ràng;
niêm phong hoặc bộ phận chèn bị vỡ hoặc mất; không còn đầy; bị hư hỏng, ăn
mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín; kim của đồng hồ không ở vị trí nằm trong
khoảng hoạt động thì phải tiến hành bảo dưỡng theo quy trình thích hợp.
Hiện tại không có cảm nhận.
Share This Content
Chia sẻ liên kết
Share on Social Media
Chia sẻ qua email
Vui lòng đăng nhập để chia sẻ nó Tài liệu theo email.