Nội dung môn học

3/ Tính chất cháy nổ và sự nguy hiểm của các chấy cháy nổ thường gặp như xăng, dầu, khí hóa lỏng,….

3.1.   Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của xăng dầu.

3.1.1.    Xăng dầu là loại chất lỏng có những đặc tính nguy hiểm cháy, nổ sau:

-    Xăng dầu, đặc biệt là xăng rất dễ bay hơi, kể cả khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, xăng vẫn hoá hơi, kết hợp với ô xy trong không khí tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.

-   Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 2,5 lần, khi khuếch tán thường bay là là trên mặt đất và tích tụ ở chỗ trũng, kín, khuất gió. Tích tụ ở mức độ nhất định sẽ tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.

-   Hơi xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy thấp từ -39 độ C.

-   Xăng dầu là chất lỏng nhưng không hoà tan trong nước, có tỷ trọng từ 0,7 đến 0,9, nhẹ hơn nước, vì thế khi gặp nước, xăng dầu nổi trên mặt nước và nhanh chóng loang rộng ra xung quanh, gặp nguồn lửa sẽ gây cháy.

-   Tốc độ cháy lan của xăng dầu rất nhanh, khoảng từ 20 đến 30 m/s và toả ra nhiệt lượng lớn, từ 10.450 đến 11.450 kcal/kg kèm theo các sản phẩm cháy độc hại, khói đen và có khả năng tạo thành những đám cháy mới. Việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.

-      Xăng dầu là chất không dẫn điện, điện trở suất của xăng rất lớn từ 1012 đến 1017 W, nên xăng dầu có khả năng phát sinh tĩnh điện. Trong quá trình bơm rót, vận chuyển, xăng dầu bị xáo trộn, các phần tử xăng dầu ma sát với nhau, ma sát với thành thiết bị sinh ra tĩnh điện, các điện tích này tích tụ đến một điện thế đủ lớn (300V) gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện gây cháy hỗn hợp hơi xăng dầu.

-   Xăng dầu có khả năng tạo thành sun phua sắt vì trong thành phần xăng dầu có lưu huỳnh, lưu huỳnh tác dụng với kim loại (thiết bị chứa) tạo thành các sun phua sắt (FeS2; Fe2S3), tác dụng với ô xy của không khí toả ra một lượng nhiệt lớn, trong điều kiện nhất định có thể gây cháy hỗn hợp hơi xăng dầu và ô xy trong không khí tồn tại trên bề mặt thoáng của thiết bị chứa

3.1.2.   Phân loại mức độ nguy hiểm cháy nổ.

Xăng dầu có thành phần cấu tạo khác nhau thì có đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy khác nhau. Phân loại nguy hiểm cháy, nổ xăng dầu:

-   Loại dễ cháy: Nhiệt độ bắt cháy của hơi dưới 45 độ C (xăng ô tô, máy bay).

-   Loại cháy được: Có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 45 độ C trở lên (dầu hoả,…).

3.1.3.      Những nguy cơ có thể gây cháy, nổ xăng dầu.

a/ Trong bảo quản.

-   Nơi bảo quản xăng dầu gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; không có hàng rào bảo vệ, người ngoài xâm nhập, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt vào gây cháy.

-    Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn nhiệt xuất hiện do hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện không an toàn.

-   Sử dụng kim loại đen mở nắp thiết bị chứa, đi giầy đế sắt trong kho.

-   Khi xuất nhập không trông coi để xăng dầu tràn ra.

-   Thiết bị chứa hở, bục vỡ không có đê bao để ngăn xăng dầu tràn ra.

b/ Trong vận chuyển xăng dầu bằng phương tiện giao thông cơ giới.

-    Dừng, đỗ phương tiện vận chuyển xăng dầu gần khu vực có nguồn lửa, nguồn nhiệt, nơi đông người.

-   Phát sinh tia lửa tĩnh điện do thiết bị tiếp đất không đảm bảo.

-   Phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn theo quy định, nhất là hệ thống điện.

-   Thiết bị chứa bị rò rỉ.

-   Phương tiện vận chuyển bị tai nạn, va quệt.

c/ Trong sử dụng.

*/ Sử dụng trong sản xuất.

-   Sử dụng xăng dầu không an toàn trong khu vực có nguồn lửa, nguồn nhiệt.

-   Trữ chứa xăng dầu quá quy định tại khu vực sản xuất, bay hơi, rò rỉ.

-   Không có hệ thống thông gió trong khu vực sản xuất có sử dụng xăng dầu để hơi xăng dầu tích tụ thành hỗn hợp nổ.

*/ Sử dụng trong đời sống:

-   Thiết bị chứa, dẫn xăng dầu của xe ô tô, xe máy không kín, bị bục vỡ, rò rỉ.

-   Dùng xăng đun bếp, thắp đèn dầu.

-   Bếp dầu không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.

-   Trẻ em chơi nghịch xăng dầu. d/ Trong kinh doanh xăng dầu:

-   Nơi kinh doanh xăng dầu không đúng quy định của tiêu chuẩn PCCC.

-   Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi kinh doanh xăng dầu.

-   Khách hàng không tắt máy xe, nguồn nhiệt xuất hiện từ ống xả, bu gi.

-   Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện không đảm bảo an toàn.

-   Bơm rót xăng dầu khi có sấm sét.

-   Sửa chữa phương tiện xe, máy trong khu vực cửa hàng bán xăng dầu.

3.2.   Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của khí đốt hoá lỏng

3.2.1.    Vị trí, tầm quan trọng của khí đốt hoá lỏng với sản xuất và đời sống:

a/ Tình hình sử dụng khí đốt hoá lỏng:

-   Việc sử dụng khí đốt hoá lỏng (thường gọi là gas) trong sản xuất và đời sống đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

-   Trong sản xuất, gas được sử dụng sản xuất điện năng, đốt lò, nồi hơi.

-   Gas được sử dụng bằng hệ thống bồn chứa gas hoá lỏng; khu chung cư. b/ Những lợi thế, ưu điểm khi sử dụng khí đốt hoá lỏng:

Việc sử dụng gas có nhiều lợi thế hơn so với các loại chất đốt khác.

3.2.2.    Thành phần cấu tạo, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas:

a/ Thành phần và tính chất lý, hoá của gas:

-   Tên đầy đủ của gas là khí đốt hoá lỏng, viết tắt là LPG.

-   Công thức hoá học của Butan là C4H10; của Propan là C3H8.

-   Gas được nén vào bình trở thành thể lỏng, khi thoát ra ngoài lại chuyển thành thể khí (1kg gas thể lỏng khi thoát ra ngoài tạo thành 250 lít thể khí).

-   Gas ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không có màu.

-   Nhiệt độ của gas khi cháy rất lớn, có thể đạt từ 1900 đến 1950 độ C.

b/ Tính chất nguy hiểm cháy, nổ của gas.

-    Khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, gas chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản, rất khó phát hiện, do đó nhà sản xuất đưa thêm vào chất tạo ra mùi bắp cải thối để dễ phát hiện gas bị rò rỉ.

-    Tỷ trọng của gas nặng hơn không khí nên khi thoát khỏi thiết bị chứa, gas tích tụ ở những chỗ trũng trên mặt đất và tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ;

-   Do nhiệt độ ngọn lửa của gas khi bị cháy rất cao từ 1900 đến 1950 độ C nên dễ gây bỏng cho người và gia súc đồng thời gây cháy lan, khó khăn cho việc chữa cháy (Vận tốc cháy của Butan là 0.38m/s; của Propan là 0,46m/s)

3.2.3.    Những nguy cơ gây cháy nổ gas:

a.    Trong bảo quản, kinh doanh: Nơi bảo quản được bố trí liền kề với nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt. Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không an toàn, nguồn lửa, nguồn nhiệt phát sinh từ hệ thống điện, tĩnh điện, sét đánh. Thiết bị chứa gas bị rò rỉ, va đập để bục vỡ, gas thoát ra ngoài gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy. Cơ sở kinh doanh gas sang nạp trái phép: Địa điểm không đảm bảo; thiết bị

san nạp không an toàn; không có loại gas đúng tỷ lệ (5% Propan và 95% Butan) để nạp vào bình gas mini; do san nạp trái phép nên điều kiện làm việc lén lút.

b.   Trong vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới.

-   Phương tiện vận chuyển không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy.

-   Phương tiện vận chuyển dừng, đỗ ở những nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt, nơi đông người.

-   Phương tiện vận chuyển bị tai nạn giao thông.

-   Xếp bình gas không đúng quy định gây va đập, nổ bình hoặc bị rò rỉ gas thoát ra ngoài.

c.  Trong sử dụng để đun nấu:


3.4. Phòng cháy chữa cháy loại hình Xe điện:

3.4.1.    Tính chất đặc điểm pin, thiết bị xạc Xe điện

3.4.2.    Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xe điện.

-  Ngày 08/5/2024: Vụ cháy 40 xe điện vào ban đêm của Công ty Du lịch Hội An gửi trong khuôn viên Trường Cao đẳng du lịch Miền Trung;.


-  Ngày 24/5/2024 cháy cửa hàng Sửa chữa xe đạp điện, xe máy điện tại Trung Kính (Cầu Giấy Hà Nội) làm 14 người chết (nguyên nhân đang điều tra).


-   Xe điện chở khách thường thấy trong khu du lịch

-   Xe đạp điện

-   Xe máy điện

-   Xe ô tô điện


Rating
0 0 00:00/00:00

Hiện tại không có cảm nhận.

to be the first to leave a comment.