-
Chưa phân loại
-
I/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHÁY NỔ, SỰ CỐ TAI NẠN PHƯƠNG TIỆN TRONG NƯỚC VÀ ĐỊA BÀN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
-
II. KIẾN THỨC VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG PCCC, CỨU NẠN CỨU HỘ.
-
III. Tính chất cháy nổ và sự nguy hiểm của các chấy cháy nổ thường gặp như xăng, dầu, khí hóa lỏng,….
-
IV. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ
-
V. Các chất thường được sử dụng để chữa cháy.
-
VI. Quy trình chữa cháy tại một vụ cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn cứu hộ vụ cháy và tai nạn phương tiện cơ giới đường bộ
-
VII. Hướng dẫn cách sử dụng, cách kiểm tra, bảo quản các phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn đơn giản thường được các doanh nghiệp và cơ sở trang bị
6.2. Các phương pháp, biện pháp dập tắt đám cháy, cứu nạn, cứu hộ
6.2.1. Các phương pháp dập tắt đám cháy, cứu nạn, cứu hộ (đã trình bày)
a. Nhóm các phương pháp làm lạnh
b. Nhóm các phương pháp cách ly
c. Nhóm các phương pháp làm giảm nồng độ
d. Nhóm các phương pháp kìm hãm hóa học
6.2.2. Các biện pháp dập tắt đám cháy, cứu nạn, cứu hộ Việc phân chia các biện pháp chữa cháy dựa trên khả năng chiến thuật của lực lượng, phương tiện chữa cháy; quy mô đám cháy; cách bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy và dạng chất chữa cháy được sử dụng để dập tắt đám cháy. Theo biện pháp phun chất chữa cháy vào đám cháy ta có thể phân chia các biện pháp dập tắt đám cháy như sau:
- Biện pháp dập cháy theo diện tích:
Áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đủ khả năng và điều kiện phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy.
- Biện pháp dập cháy theo chu vi.
Chu vi cháy là đường bao giới hạn xung quanh diện tích đám cháy.
Chữa cháy theo chu vi là khi không đủ khả năng phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích đám cháy, mà tiến hành bố trí lực lượng phương tiện để phun chất chữa cháy trên toàn bộ chu vi của đám cháy.
Hoặc trường hợp đám cháy đang phát triển theo tất cả các hướng và mức độ đe doạ của đám cháy tới các hướng đó ngang nhau. Nếu không dập tắt cháy ở tất cả các hướng thì đám cháy sẽ phát triển lớn gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp này đòi hỏi phải huy động số lượng lực lượng và phương tiện đủ lớn để có thể dập cháy ở tất cả chu vi của đám cháy.
- Biện pháp dập cháy theo mặt lửa. Mặt lửa được hiểu là một phần của chu vi đám cháy mà ở đó diễn ra quá trình lan truyền ngọn lửa.
Chữa cháy theo mặt lửa là trường hợp lực lượng chữa cháy không đủ khả năng phun chất chữa cháy trên toàn bộ diện tích hay toàn bộ chu vi đám cháy, mà bố trí lực lượng và phương tiện để phun chất chữa cháy để dập lửa ở mặt lửa của đám cháy.
- Biện pháp dập cháy theo thể tích (hầm cáp, công trình ngầm, phòng kín...
bằng khí, bọt...).
Việc phân loại phương pháp và biện pháp dập cháy được sử dụng làm căn cứ
quan trọng để tính toán lực lượng và phương tiện chữa cháy cần thiết để dập tắt
đám cháy
Hiện tại không có cảm nhận.
Share This Content
Chia sẻ liên kết
Share on Social Media
Chia sẻ qua email
Vui lòng đăng nhập để chia sẻ nó Tài liệu theo email.